Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8) và nêu rõ Bộ Công thương chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong hồ sơ quy hoạch.
(Văn bản quy hoạch điện 8 chính thức của Chính phủ)
Đẩy mạnh năng lượng tái tạo
Theo quy hoạch lần này, Việt Nam sẽ phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải ở cấp điện áp từ 220kV trở lên, công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo, năng lượng mới đến 2050, gồm các công trình liên kết lưới để xuất nhập khẩu điện với các nước.
Điểm mới ở quy hoạch VIII so với trước đây là ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, chiếm khoảng 31-39% vào 2030, tương đương 5.000-10.000 MW. Tỷ lệ này có thể tăng lên 47% cùng các điều kiện cam kết theo tuyên bố chính trị về thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng với Việt Nam (JETP). Tỷ trọng nguồn điện này trong hệ thống dự kiến tăng lên 67,5-71,5% vào 2050.
Hợp thức hóa sai phạm trong quy hoạch
Sau 2 năm xây dựng quy hoạch điện 8 (QH8) với khoảng chục tờ trình được Bộ Công Thương gửi Thủ tướng, quy hoạch này đã được ban hành.
Chi tiết văn bản quy hoạch điện 8 xem tại file: QUY HOẠCH ĐIỆN 8 CHÍNH THỨC
Nhiều nhà đầu tư và giới chuyên gia bày tỏ sự mong chờ với quy hoạch này, sau một thời gian phát triển “nóng” nguồn năng lượng tái tạo. Tuy vậy, để thực hiện quy hoạch còn nhiều thách thức đặt ra cho các bên liên quan.
Quan điểm của Chính phủ trong quy hoạch này là “điện lực phải đi trước một bước”, quy hoạch có tầm nhìn dài hạn, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết.
Phát triển trên nguyên tắc tối ưu các nguồn, có tính kế thừa, mang tính động và mở nhưng không hợp thức hóa những sai phạm. Coi phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới là cơ hội để phát triển tổng thể hệ sinh thái công nghiệp năng lượng.
Thông tin hữu ích